20 năm Thương mại hóa toàn cầu Cây trồng

Hội nghị “20 năm Thương mại hóa toàn cầu Cây trồng Công nghệ sinh học (1996-2015) và những kết quả nổi bật năm 2015”

 07/05/2016

CNSH và công nghệ gen đã được 30 quốc gia trên toàn thế giới áp dụng, mang lại lợi ích bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Năm 2015 là năm thứ 20 thành công trong việc thương mại hóa cây trồng CNSH. Trong 20 năm từ 1996 – 2015, tổng diện tích canh tác lũy kế của cây trồng CNSH ở 30 quốc gia trên toàn cầu đạt con số chưa từng có là 2 tỷ ha, tổng lợi nhuận cho nông dân ước đạt trên 150 tỷ USD. Có khoảng 18 triệu nông dân được hưởng lợi hàng năm, trong đó đáng lưu ý là có tới 90% là tiểu nông ở các vùng nghèo tài nguyên ở các nước đang phát triển. Đây là năm thứ 2 Việt Nam thực hiện thương mại hóa các giống cây trồng biến đổi gen, trong đó chủ yếu là các giống ngô. 

Với 19 năm tăng trưởng ấn tượng liên tiếp, trong đó có 12 năm tăng trưởng hai con số, tổng diện tích cây trồng CNSH đã tăng 100 lần từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 179,7 triệu ha năm 2015, điều này cho thấy cây trồng CNSH trở thành công nghệ cây trồng được ứng dụng nhanh nhất trong thời gian gần đây. 

Năm 2015, 14 nước đã trồng cây CNSH mang hai hoặc nhiều đặc tính, trong đó có 11 nước là các nước đang phát triển. Việt Nam trồng cây CNSH mang nhiều đặc tính là ngô Bt/HT. Các nước đang phát triển trồng nhiều hơn (54%) so với các nước công nghiệp (46%), năm thứ 4 liên tiếp và có xu hướng tiếp tục. Sự ra đời của công nghệ chỉnh sửa gen, không biến đổi gen CRISPR được đánh giá là một công cụ hiệu quả, đầy tiềm năng trong tương lai. Năm 2015 cũng có một sự kiện lớn Chemchina mua lại Syngenta với 43 tỷ đôla và DuPont và Dow sát nhập thành DowDuPont, thể hiện xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của cây trồng Công nghệ sinh học tại các nước đang phát triển

Hướng tới tương lai của CNSH trong nông nghiệp, ISAAA đã xác định chiến lược ba mũi nhọn quan trọng để tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng các cây trồng CNSH như sau: 
– Tỷ lệ áp dụng cao (90-100%) trong thị trường CNSH lớn hiện nay còn rất ít cơ hội cho việc mở rộng quy mô. Tuy nhiên, có một tiềm năng đáng kể ở các nước chẳng hạn như ngô CNSH với tiềm năng khoảng 100 triệu ha trên toàn cầu.
– Hơn 85 sản phẩm mới, tiềm năng hiện đang được tiến hành thử nghiệm: bao gồm ngô chịu hạn (Ngô sử dụng nước hiệu quả ở châu Phi) dự kiến sẽ được trồng ở châu Phi vào năm 2017, Gạo Vàng ở châu Á, chuối giàu năng lượng và đậu đũa kháng sâu bệnh ở châu Phi.
– CRISPR – công nghệ chỉnh sửa gien mới, đầy tiềm năng có những ưu điểm rõ rệt khi so sánh với công nghệ truyền thống như chính xác, tốc độ, ít chi phí và các quy định liên quan. Khi kết hợp với các tiến bộ khác trong khoa học cây trồng, CRISPR có thể làm tăng năng suất cây trồng theo phương thức “tăng cường bền vững” sử dụng 1,5 tỷ ha đất canh tác và đóng góp một phần quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. 

http://www.agi.gov.vn/vi/hoat-dong-khcn/102/hoi-nghi-%E2%80%9C20-nam-thuong-mai-hoa-toan-cau-cay-trong-cong-nghe-sinh-hoc-1996-2015-va-nhung-ket-qua-noi-bat-nam-2015%E2%80%9D