Những nguyên tắc và bí quyết vàng về cách đặt tên thương hiệu

Đặt tên cho thương hiệu cũng giống như tìm tên cho đứa con yêu dấu của mình vậy, tên cho thương hiệu (công ty, sản phẩm, dịch vụ) phải thỏa mãn các tiêu chí sau đây:

Nguyên tắc vàng:

– Đơn giản, dễ gọi, dễ viết, dễ đánh vần, phiên âm (đại loại alo abc nghe đây thì bên kia hiểu ngay)

– Âm vực vang cao tạo cảm giác vui vẻ, thân thiện.

– Liên tưởng được với sản phẩm / dịch vụ hay nét đặc trưng của doanh nghiệp (hoặc sản phẩm / dịch vụ) đó.

– Đảm bảo các tên miền zin như .com / .net / .vn / .net

– Check cục SHTT tên nhãn hiệu vẫn chưa ai sử dụng (tra cứu nhãn hiệu)

– Đáp ứng việc mở rộng thương hiệu khi xuất khẩu ra ngoài lãnh thổ nói tiếng Kinh.

– Dự án phải giữ bí mật cho đến khi được cục SHTT duyệt.

 

Bí quyết vàng:

  1. Cách đặt tên theo mô tả, chức năng

Cách đặt tên này sẽ giúp thương hiệu mô tả được lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và khi thương hiệu được mở rộng sẽ thấy được vai trò từ cách đặt tên này. Lấy ví dụ cho cách đặt tên này có thể kể tới Thế giới di động, Thời trang made in Vietnam, Siêu thị điện máy Xanh…

Tuy nhiên kiểu đặt tên này cũng dễ bị trùng lặp và ảnh hưởng đến khả năng bảo hộ nhãn hiệu cũng như đăng ký tên miền.

  1. Cách đặt tên ghép từ

Bạn có biết Techcombank là tên thương hiệu được ghép từ Technology Commerce Bank hay Microsoft ghép từ Micro Software và Fedex ghép từ Federal Express…

Cách ghép từ này cũng giúp thương hiệu ngắn gọn và dễ nhớ hơn. Các ngân hàng và dịch vụ công cộng rất hay chọn cách đặt tên thương hiệu này.

Tuy nhiên cách đặt tên này cũng có nhược điểm là dễ bị trùng lặp với cách thương hiệu cùng ngành và không tạo nên sự khác biệt. Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng các ngành nghề, loại hình sản phẩm/dịch vụ sẽ không thể dùng cách đặt tên này.

  1. Cách đặt tên gợi cảm xúc

Lavie, Safari, Good Day hay Ford Escape… Tất cả những thương hiệu này đều được đặt theo cách gợi liên tưởng tới cảm xúc. Nhờ đó doanh nghiệp có thể nhanh chóng tạo liên kết giữa cảm xúc của khách hàng với thương hiệu. Các tên thương hiệu này không chỉ sử dụng cho công ty mà còn có thể đặt tên cho sản phẩm, dịch vụ.

Nhược điểm của cách đặt tên này là không mang tính đặc thù của sản phẩm vì sử dụng cho nhiều ngành nghề trong doanh nghiệp. Ngoài ra cùng một kinh nghiệm, cảm xúc nhưng có thể sử dụng trong cùng ngành hàng.

  1. Cách đặt tên mới hoàn toàn

Chắc chắn các thương hiệu như Google, Bing, Pentium hay Mozilla đã không còn xa lạ với chúng ta nữa. Bạn thử sử dụng công cụ dịch để kiểm tra xem, rõ ràng chúng không có nghĩa. Và cách đặt tên mới hoàn toàn này sẽ mang lại sự khác biệt hoàn toàn nên khả năng bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như đăng ký tên miền rất cao.

  1. Cách đặt tên gợi tả

Tiêu biểu cho cách đặt tên này chúng ta phải kể đến thương hiệu Apple, Yahoo.

Có thể thấy đây là những cái tên khác biệt hoàn toàn và gợi lên cảm xúc đối với khách hàng. Tuy nhiên cách này cũng khó đặt và cũng không liên quan đến sản phẩm.

  1. Cách đặt tên theo tên các nhân chủ sở hữu

Dell, Triump, HP… đều là những thương hiệu được đặt từ tên của cá nhân sở hữu. Cách này giúp thương hiệu gắn liền với hình ảnh người đại diện doanh nghiệp, nhất là khi đó là một người có danh tiếng thì thương hiệu cũng sẽ trở nên có tiếng. Cách đặt tên này thường được các công ty luật hay các phòng khám sử dụng.

Tuy nhiên cách này sẽ tạo nên cảm giác công ty gia đình và dễ bị trùng lặp, đồng thời không gợi lên ý nghĩa gì trong lòng khách hàng.

 

Do đó việc đặt tên thương hiệu sao cho thật ý nghĩa.

yes Ngắn gọn

Những cái tên như Nike, Gap, Apple, Tide… là những cái tên rất ngắn gọn và dễ nhớ. Ngược lại các thương hiệu dài như Morgan Stanley Dean Witter hay Bausch & Lomb lại rất dài và rất khó nhớ. Trong thời đại thông tin phát triển như ngày này, việc đặt tên thương hiệu ngắn gọn sẽ giúp khách hàng tiếp cận doanh nghiệp thông qua Website dễ dàng hơn.

yes Đơn giản

Sự đơn giản sẽ được thể hiện trong cấu trúc chữ cái của thương hiệu, chúng phải được sắp xếp theo trật tự nhất định. Chẳng hạn có những tên dài như Mitsubishi, Coca – Cola, Hennessy nhưng lại rất dễ nhớ bởi sự sắp xếp theo trật tự giúp việc đánh vần dễ dàng.

yes Gợi mở sản phẩm, dịch vụ

Tên thương hiệu có khả năng gọi mở sản phẩm sẽ giúp khách hàng xác định được mực đích thương hiệu. Thông thường thương hiệu muốn gợi mở sản phẩm sẽ đặt tên bằng cách rút ngắn các đặc điểm của sản phẩm đó. Chẳng hạn như thương hiệu sữa đậu nành Silk. Silk có nghĩa là lụa và thương hiệu Silk nhằm chỉ sản phẩm sữa đậu nành có vị ngọt và mềm mại như lụa.

yes Dễ đọc

Những khách hàng khi sử dụng sản phẩm và vừa lòng thường sẽ truyền tai nhau để sử dụng. Vì vậy nếu thương hiệu khó phát âm, khó đọc sẽ là một thảm họa. Bạn nên đặt tên thương hiệu thật dễ đọc như Iphone, Polo, Omo…

yes Dễ đánh vần

Tên thương hiệu dễ đọc thì thường cũng sẽ dễ đánh vần. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy. Nếu tên thương hiệu vừa có chữ cái vừa có số hay sử dụng thêm các biểu tượng sẽ ảnh hưởng đến việc đánh vần và từ đó ảnh hưởng đến việc truy cập Website của khách hàng.

yes Gây shock

Có rất nhiều thương hiệu đã thành công bằng cách gây shock, gây nên sự ngạc nhiên cho khách hàng. Khách hàng sẽ chú ý và nhớ đến thương hiệu gây shock hơn là những thương hiệu bình thường. Tuy nhiên shock cũng có phạm vi nhất định, tránh gây cho khách hàng sự khó chịu. Chẳng hạn như Công ty French Connection United Kingdom có tên thương hiệu là FCUK thì FCUK được cho là gần giống với một từ bậy trong tiếng Anh. Bạn có thể học hỏi cách đặt tên shock từ các thương hiệu như Yahoo có nghĩa là người thô lỗ, Monster là quái vật hay Red Bull là bò húc đỏ…

yes Hướng đến thị trường và khách hàng mục tiêu

Trước khi đặt tên thương hiệu bạn cần phải xác định rõ thị trường và khách hàng mục tiêu. Phải xác định được thị trường mục tiêu là Việt Nam hay nước ngoài, phân khúc như thế nào và khách hàng mục tiêu là ai.

Nếu phân khúc thấp hoặc trung bình thì hãy hướng tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ còn với phân khúc cao thì tên thương hiệu cần thể hiện sự sang trọng và cao cấp.