Quy định của Bộ GD-ĐT về việc dạy thêm, học thêm

Quy định của Bộ GD-ĐT về việc dạy thêm, học thêm

 

Dạy thêm, học thêm đang là vấn đề nóng gây nhiều tranh cãi, đặc biệt khi TP.HCM đã có chủ trương dẹp bỏ hoàn toàn hoạt động dạy thêm, học thêm mà không phải tại trung tâm dạy thêm đã có đăng ký từ năm 2016-2017.

 

Sau đây là các quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc dạy thêm, học thêm qua Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

 

Định nghĩa của việc dạy thêm được Thông tư quy định như sau:

 

Ngoài ra, Thông tư còn đưa ra 2 định nghĩa khác biệt cho dạy thêm trong trường và ngoài trường.
 

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.

Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định như trên. Ví dụ là tại các trung tâm dạy thêm ngoài có đăng ký…

 

 

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường được quy định theo thủ tục sau:

 

 

Hiệu trưởng nhà trường sẽ xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.

 


Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường việc thu tiền học thêm là để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy, công tác quản lý của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất…

Ngoài ra Thông tư cũng đưa ra các quy định về cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm cũng như yêu cầu về phẩm chất, sức khoẻ đối với người dạy thêm.

Theo EzLaw