Có nên kinh doanh mỹ phẩm online hay không? Cơ hội và thách thức ?
Thương mại điện tử (TMĐT) ùa vào Việt Nam như một cơn vũ bão, chớp nhoáng và khó lường, xoáy tan những cửa hàng truyền thống và thay vào đó là những website, fanpage bán hàng. Từ lạ lẫm, e dè người ta trở nên quen thuộc, táo bạo hơn. Kinh doanh online từ quần áo thời trang, đồ ăn thức uống,… cho đến mỹ phẩm.
|
1. Thời cơ
Với những người có ý định bước chân vào lĩnh vực kinh doanh online, mỹ phẩm luôn là sự lựa chọn đầu tiên bởi những thời cơ mà thị trường này mang lại.
- Nguồn hàng phong phú và đa dạng
Khi bắt đầu kinh doanh online, nhiều người luôn e ngại khi nghĩ đến việc tìm kiếm một nguồn hàng phù hợp: thuận tiên, giá rẻ, ổn định. Có lẽ mỹ phẩm là một trong số ít những mặt hàng luôn có sẵn rất nhiều nguồn hàng phong phú.
Với xuất xứ từ nhiều nước nổi tiếng như: Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Châu Âu, hàng xách tay… hàng loạt những thương hiệu đình đám đã có vị thế trên thị trường.
Nguồn hàng sẵn có của những thương hiệu có tên tuổi giúp cho người kinh doanh không phải lo ngại việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm. Vấn đề còn lại chỉ là làm thế nào để khác biệt và nâng cao năng lực cạnh tranh cá nhân.
- Dễ dàng tiếp cận khách hàng
Mỹ phẩm là một trong rất ít những mặt hàng có khả năng phân đoạn thị trường một cách dễ dàng và chính xác. Thông thường những người mua hàng online vẫn là các chị em phụ nữ. Vấn đề còn lại chỉ là căn cứ vào độ tuổi, nghề nghiệp… để xác định được tập khách hàng mục tiêu hướng đến.
Đồng thời đối tượng này có thói quen sử dụng internet rất lớn. Họ dành nhiều thời gian để lướt web, online facebook. Do đó, các website, mạng xã hội, diễn đàn là phương tiện tiếp cận khách hàng vô cùng hiệu quả nhanh chóng, và tiết kiệm chi phí.
- Nhu cầu mua mỹ phẩm online ngày càng tăng
Nếu như khi TMĐT vừa xuất hiện, tâm lý người tiêu dùng còn khá e dè trong tiếp cận và mua hàng thì giờ đây, mua sắm online trở thành một xu hướng phổ biến tại Việt Nam. Với những ưu đãi từ việc đặt hàng online như giảm giá từ 10 đến 15%, sự thuận tiện trong mua và giao hàng, hình ảnh trực quan, sự đánh giá của chính các khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm trên website, fanpage bán hàng, người ta hào hứng đón nhận và cởi mở hơn với những shop kinh doanh mỹ phẩm online
2. Thách thức
Bên cạnh những thời cơ, kinh doanh mỹ phẩm online cũng tồn tại không ít thách thức, khiến nhiều người dè chừng.
- Thị trường cạnh tranh gay gắt
Có lẽ, sau quần áo, mỹ phẩm là mặt hàng cạnh tranh gắt gắt thứ 2 trong thị trường TMĐT tại Việt Nam. Nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh khiến cho không khí cạnh tranh trở nên ngột ngạt và khốc liệt hơn bao giờ.
Người bán phải dốc lực trong cuộc đua giảm giá và tìm kiếm thu hút khách hàng. Người mua quay cuồng trước quá nhiều lựa chọn, mời chào, quảng cáo. Và kết quả đáng buồn, đôi khi khách hàng quyết định không mua gì khi quá bối rối.
Cạnh tranh là tiền đề của sự phát triển, nhưng nếu bạn không có năng lực cạnh tranh, không khác biệt, sáng tạo, hãy thận trọng khi quyết định kinh doanh mỹ phẩm online.
- Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
Chất lượng mỹ phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng, nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của khách hàng. Việc nhập hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Trước những quảng cáo hoa mỹ của các cơ sở bán buôn, bán lẻ mỹ phẩm, hãy hết sức thận trọng. Và nhớ rằng, đừng kinh doanh khi chính bạn còn mơ hồ về sản phẩm.
- Tâm lý khách hàng
Mặc dù TMĐT đã vào Việt Nam từ khá lâu, nhưng tâm lý ưa chuộng mua hàng truyền thống vẫn đang giữ vị trí áp đảo. Người ta thích thú dạo quanh các website, so sánh giá cả, mẫu mã mặt hàng nhưng cuối cùng vẫn thích đến các cửa hàng truyền thống để trực tiếp xem xét và ra quyết định.
Nếu bạn không thể làm song song kết hợp giữa online và offline thì làm thế nào để thuyết phục khách hàng mua hàng online sẽ là một thách thức rất lớn.
Với những thời cơ và thách thức mà việc kinh doanh mỹ phẩm online đặt ra, đây trở thành một thị trường cạnh tranh hấp dẫn nhưng cũng không kém phần khốc liệt. Dành tặng bạn câu nói tôi luôn tâm niệm: “Khác biệt hoặc là chết” . Nếu bạn thực sự đam mê, tôi hi vọng bạn sẽ cháy hết mình, bạn sẽ nhận được những thành quả xứng đáng.
3. Gợi ý đẩy mạnh doanh số bán hàng mỹ phẩm online
a. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
Bất cứ một công việc nào, để thành công, trước tiên bạn phải tìm hiểu kỹ về thị trường, phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Đối với mặt hàng mỹ phẩm thì tìm hiểu kỹ về đối tượng khách hàng là điều cần thiết. Mỗi đối tượng khách hàng có một đặc điểm, cách thức và dòng mỹ phẩm hướng đến khác nhau.
Theo kinh nghiệm của nhiều người bán mỹ phẩm online lâu năm cho biết: đối tượng khách hàng họ hướng đến là bộ phận giới trẻ, học sinh, sinh viên và dân văn phòng dành nhiều thời gian lên mạng và nhu cầu mua hàng ở tầm trung không đòi hỏi loại mỹ phẩm quá cao cấp và có xu hướng mua hàng theo sức “hot” của mỹ phẩm tại một số thời điểm.
b. Đầu tư hình ảnh sản phẩm thật bắt mắt
Hiện nay, các shop mỹ phẩm online mọc lên như nấm sau mưa. Để thu hút được khách hàng việc cần thiết và quan trọng nhất là đầu tư hình ảnh của sản phẩm thật bắt mắt và sang trọng. Hãy chăm chỉ chụp ảnh sản phẩm của mình và đưa lên trang shop online để thể hiện được sự chân thật của sản phẩm và cập nhật thường xuyên thông tin về sản phẩm để khách hàng dễ dàng xem được thông tin và làm đa dạng hơn trong web và nhận được nhiều hơn sự quan tâm từ phía khách hàng.
c. Online 24/7 – xây dựng lòng tin
Khi mở shop mỹ phẩm online, việc dành nhiều thời gian online khiến cơ hội thành công của bạn cao hơn. Đây là lời khuyên của tất cả chủ cửa hàng mỹ phẩm online đã thành công trên thị trường. Mặt hàng mỹ phẩm liên quan trực tiếp đến sắc đẹp và sức khỏe của khách hàng nhưng lại là cái mà khách hàng chưa được nhìn thấy, sờ thấy.
Do đó, việc tư vấn kịp thời, đưa ra lời khuyên và chăm sóc khách hàng tận tình là điều vô cùng quan trọng. Nhờ đó, khách hàng của bạn sẽ hài lòng, tin tưởng và trung thành với shop của bạn. Bên cạnh đó, việc dành ra nhiều thời gian online, trả lời về thắc mắc, cập nhật thông tin và trao đổi với khách hàng kích thích việc mua hàng của họ hơn nên cơ hội bán được hàng của shop là rất cao.
d. Đẩy mạnh quảng cáo & đưa ra chương trình khuyến mại hấp dẫn
Thông qua các sự kiện, chương trình khuyến mãi vào từng thời điểm thích hợp là cách để thu hút khách hàng quan tâm đến shop online của bạn nhiều hơn. Một số hình thức mà shop online hay sử dụng hiện nay như: share và comment số bất kỳ, share để nhận được ưu đãi khi mua hàng…
Tâm lý chung của khách hàng là thích được hưởng khuyến mãi, giảm giá, việc đưa ra các chương trình khuyến mãi sẽ kích thích sức mua của khách hàng. Ngoài một số chương trình khuyến mãi, giảm giá, shop có thể làm thẻ thành viên, thẻ tích lũy điểm, hay thẻ VIP… cho khách hàng mua sản phẩm của shop để giữ khách và đưa ra các chương trình chăm sóc khách hàng riêng biệt của shop.
e. Đáp lại sự phản đối không có thực của khách hàng
Mặc dù việc đoán trước những lời phản đối của khách hàng và chuẩn bị trước câu trả lời hợp lý là một ý kiến hay, nhưng đây cũng là một ý kiến kinh khủng nếu bạn tự mình đưa ra những phản đối – vì bạn vừa tạo ra một vấn đề không tồn tại. Việc giải thích những thứ được ưu tiên mua trước cũng khiến bạn có vẻ phòng thủ và không chắc chắn về giá trị thực của những gì bạn cung cấp.
Cách giải quyết: Đừng bao giờ bắt đầu bất cứ câu nói nào với cụm từ: “Bạn có thể đang phân vân…” hoặc “Có lẽ bạn đang tự hỏi mình…”
f. Dành “Bước tiếp theo” cho khách hàng
Tôi đã đọc hàng tá cái gọi là thư bán hàng và email bán hàng online kết thúc với một lời gợi ý rằng khách hàng có thể gọi hoặc liên hệ với người bán kiểu như: “nếu bạn quan tâm” hoặc “để biết thêm chi tiết”. Những người gửi những bức thư này luôn phàn nàn rằng họ không nhận được bất kỳ phản hồi nào.
Không đùa đâu – bạn đang yêu cầu khách hàng làm công việc của bạn cho chính bạn.
Cách giải quyết: Hãy giữ bóng trong sân của bạn. Hãy thử thay thế câu kết thư bằng một câu gần gũi hơn như: “Tuần sau tôi sẽ gọi cho ông/bà để thảo luận xem chúng ta có thể thảo luận thêm về vấn đề này không”.
g. Bán các tính năng hơn là bán kết quả
Thật không thể tin được rằng, một số người (thường là những người làm trong lĩnh vực marketing) tin rằng các khách hàng mua một sản phẩm vì chúng có những tính năng đáng thèm muốn. Vì vậy, họ sẽ đọc một mạch bản liệt kê các tính năng đó với hi vọng rằng ít nhất cũng sẽ có một tính năng thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Thực tế, các khách hàng chỉ quan tâm tới kết quả của việc mua bán sản phẩm và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống và công việc kinh doanh của họ.
Cách giải quyết: Tìm hiểu lý do tại sao một khách hàng mua sản phẩm của bạn mà không phải của những nhà sản xuất khác. Và sau đó bán kết quả đó, sử dụng các tính năng để củng cố thêm khả năng đem lại kết quả đó.
h. Thân mật giả tạo
Dù thích hay không thì giây phút bạn được định vị trong suy nghĩ của ai đó là “người đang cố bán cho tôi cái gì đó”, là lúc bạn đang chiến đấu trong một trận chiến khó khăn để có được sự tin cậy. Trong những tình huống như vậy, điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm là cố gắng “thu hút” bằng cách nịnh nọt.
Cách thể hiện thông thường nhất là: hỏi một cách “thông minh”: “Hôm nay ông/bà có khỏe không”? ngay từ đầu cuộc gọi đầu tiên. Điều này khiến họ muốn nôn mửa.
Cách giải quyết: Hãy vẫn tỏ ra dễ chịu và chuyên nghiệp – nhưng không hơn – cho tới khi bạn thực sự tạo ra được một mối quan hệ bạn bè, điều này thường mất vài tuần.
i. Viết đề xuất bán hàng quá sớm
Mặc dù đôi lúc các bản đề xuất có thể giúp tạo ra một cơ hội, nhưng trong hầu hết các trường hợp, quá trình yêu cầu (và viết) đề xuất diễn ra sau khi một khách hàng tương lai đã xác định xong vấn đề và có lẽ đã xác định được cả giải pháp nữa. Vì viết một bản đề xuất đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nên đây thường là một sự đầu tư kém trừ khi bạn đã có sự giám sát việc bán hàng từ bên trong.
Cách giải quyết: Chỉ viết đề xuất bán hàng sau khi bạn đã đạt được thỏa thuận bằng lời.
k. Nói nhiều hơn nghe
Tôi đã viết về vấn đề này nhiều lần trong blog này, nhưng lỗi này quá phổ biến đến nỗi nhắc lại không bao giờ thừa. Khi đang bán hàng, bạn sẽ rất dễ trở nên quá phấn khích và hồi hộp rồi sau đó sẽ cố đẩy nhanh việc bán hàng bằng cách nói và chào hàng. Khách hàng thường rất khó chịu với điều này.
Cách giải quyết: Trong suy nghĩ của bạn, hãy định nghĩa lại việc bán hàng là một hoạt động bị động trong đó bao gồm hầu hết những việc như lắng nghe, cân nhắc và phản ứng lại những điều khách hàng làm và nói.
l. Lãng phí thời gian vào “các cơ hội” chết người
Với hộp thư thoại, phần mềm gatekeepers và một nền kinh tế đầy thách thức (đó là chưa kể tới sự cạnh tranh toàn cầu điên rồ), thì đôi lúc sẽ thật kỳ diệu khi bạn được thực sự trò chuyện bán hàng với một con người bằng xương bằng thịt. Khi điều này xảy ra, khả năng bán được hàng trở nên quyến rũ đến nỗi bạn không muốn làm hỏng giấc mơ bằng cách đặt ra những câu hỏi làm lộ ra đây chỉ là một cơ hội giả.
Cách giải quyết: Trong vòng 5 phút đầu tiên của cuộc trò chuyện, hãy đặt ra các câu hỏi để biết liệu khách hàng có nhu cầu thực hay không cũng như số tiền phù hợp với nhu cầu đó.
m. Không theo dõi sát sao
Sự thật đáng buồn là, đối với các khách hàng, những người bán hàng đều có tội cho đến khi được chứng minh là vô tội. Tạo dựng một mối quan hệ với khách hàng chính là dần dần tạo dựng đủ độ tin cậy để vượt qua sự ác cảm tự nhiên mà mọi người cảm thấy về những người bán hàng.
Vì điều này, bạn sẽ ế hàng nếu không đem lại được những gì đã hứa. Để mất bóng dù chỉ một lần là bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi ngay.
Cách giải quyết: Hãy quan tâm cẩn thận tới danh sách những việc cần làm của bạn và lập kế hoạch cho những sự kiện cụ thể. Chỉ cam kết nếu bạn có thể chắc chắn 100% sẽ giữ được cam kết.
n. Coi việc “chốt” là điểm kết thúc của quá trình
Có lẽ đây là kết quả của thuật ngữ không may, nhưng nhiều cá nhân và công ty đã cho rằng việc “chốt sales” có nghĩa là hoạt động bán hàng đã chấm dứt. Sau đó sẽ không còn việc gì phải làm nữa.
Công việc thực sự diễn ra sau khi bạn đã chốt xong đơn hàng, vì đó là lúc bạn có thể bắt đầu tạo dựng một kiểu quan hệ sẽ tạo ra hoạt động kinh doanh tiếp theo và giới thiệu bán hàng. Cả hai việc này đều dễ dàng cho nhiều lợi nhuận hơn rất nhiều so với việc có được một công việc kinh doanh mới.
Cách giải quyết: Luôn hướng tới mục tiêu về một mối quan hệ lâu dài hơn là doanh thu ngắn hạn.Với cách này thì việc “chốt” là một sự khởi đầu chứ không phải là sự kết thúc của quá trình.
o. Yêu cầu một lời giới thiệu quá sớm
Nhiều chương trình đào tạo bán hàng gợi ý bạn hỏi: “Bạn có biết ai khác có thể đang cần sản phẩm của tôi không?” ngay cả khi khách hàng tương lai đã nói rằng họ không quan tâm tới sản phẩm. Các chương trình khác thì gợi ý bạn đặt câu hỏi tương tự sau khi đã chốt xong đơn hàng đầu tiên với một khách hàng.
Cả hai cách trên đều quá ngờ nghệch vì khách hàng không muốn mang tiếng xấu khi giới thiệu một sản phẩm mà chính họ cũng không biết rõ và quan tâm tới người khác.
Cách giải quyết: Hãy chỉ yêu cầu giới thiệu sau khi khách hàng bày tỏ sự hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn vừa bán cho họ.
LatuKa Fashion./.