Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

 

   Trong những năm gần đây, cũng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, thuật ngữ “nhãn hiệu” được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, dần trở thành một đối tượng có giá trị quan trọng, giúp tăng cường sức cạnh tranh, đồng thời đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất.

   Do đó, nhu cầu xác lập và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu cũng trở nên rất cần thiết hay nói cách khác việc đăng ký nhãn hiệu có vai trò cực kì quan trọng và cần thiết

Thủ tục đăng kí nhãn hiệu.

Tài liệu tối thiểu.

  •  Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  •  Mẫu nhãn hiệu (Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên Tờ khai)
  • Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…). 
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

Yêu cầu đối với đơn

  • Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
  • Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt.
  • Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
  • Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
  • Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
  • Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
  • Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
  • Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của KeyCite VietNam:

  • Tư vấn tra cứu để biết nhãn hiệu dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được cấp bằng hoặc các đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày ưu tiên sớm hơn hay không;
  • Tư vấn các phương pháp nộp đơn hiệu quả nhất;
  • Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
  • Thông qua Giấy uỷ quyền, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng giao dịch, theo dõi và đôn đốc đơn, nhận và chuyển giao tới khách hàng các quyết định và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng) đúng thời hạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.

KEYCITE VIETNAM