Bất cứ entrepreneur nào cũng sẽ nói với bạn rằng việc xây dựng nguồn vốn có thể là quãng thời gian gian nan nhất khi bạn khởi nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để làm thế nào gây quỹ cho một startup đơn giản hơn.
“Việc gây quỹ sẽ giết chết mình mất!”
Đó là suy nghĩ hiện ra khoảng 10 lần trong suốt quá trinh khởi tạo doanh nghiệp không ngừng của tôi với tư cách là một serial entrepreneur (serial entrepreneur: những người thành lập những công ty mới sau khi đã làm chủ một hay nhiều doanh nghiệp trước đó)
Bất cứ entrepreneur nào cũng sẽ nói với bạn rằng việc xây dựng nguồn vốn có thể là quãng thời gian gian nan nhất khi bạn khởi nghiệp. Khi mà sự cạnh tranh giữa các bên cần gọi vốn đang tăng lên từng ngày, mà cơ hội để giữ chân được các nhà đầu tư lại càng thu hẹp. Đương nhiên việc tìm được một nhà đầu tư không phải là không thể, nhưng một chủ doanh nghiệp khôn ngoan biết rằng luôn cần có phương án dự phòng để đảm bảo cho dự án một sự thắng lợi về mặt tài chính.
Tom Walker, Chủ tịch và CEO của Rev1 Ventures dành phần lớn sự nghiệp của mình để giúp đỡ nhiều entrepreneur xây dựng những công ty thành công. Ông đã thành lập nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhóm đầu tư thiên thần, và chính anh cũng là một nhà đầu tư thiên thần sử dụng Rev1 Ventures để giúp các startup xây dựng doanh nghiệp bằng cách trợ giúp họ trong những thời kì đầu phát triển.
Biết đến Tom thông qua cuốn sách “Con đường doanh nhân: Sổ tay cho các doanh nghiệp tăng trưởng cao” của anh và quá trình Tom giúp đỡ các doanh nghiệp trong nhiều năm, tôi đã đề nghị Tom chia sẻ một vài phương án thay thế để các startup có thể gây quỹ mà không cần vật nài các nhà đầu tư. Và hãy nghe điều anh ấy nói.
Một trong những lầm tưởng phổ biến nhất của người kinh doanh là để thành công thì họ phải có một nguồn vốn đủ lớn trước. Điều này vừa không đúng vừa không khả thi tí nào.
Vì vậy, nếu bạn không muốn từ bỏ quyền sở hữu trước khi bắt buộc phải làm thế, hãy chú ý tới 5 lời khuyên này để chuyển từ giai đoạn ý tưởng sang nguyên mẫu mà không cần kêu gọi hàng đống vốn đầu tư.
1. TRƯỚC HẾT HÃY DÙNG CÁI VÍ CỦA MÌNH
Không bỏ qua khoản tiết kiệm, giá trị tài sản nhà ở, hoặc tài khoản hưu trí. Việc này khá rủi ro, nhưng đừng mong đợi người khác đầu tư cho bạn khi bạn còn chưa tự đầu tư vào đó bằng tiền của mình. Các nhà đầu tư hiểu biết muốn thấy những người sáng lập doanh nghiệp có sự tự tin về tiền mặt. Họ thích những entrepreneur bỏ nhiều thứ vào cuộc chơi hơn là chỉ mồ hôi công sức đơn thuần.
2. ĐĂNG KÝ SỚM CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
Không có gì ngọt ngào hơn là tìm được một nhà cung cấp, một nhà phân phối, hay đặc biệt là một khách hàng được lợi nhiều từ giải pháp của bạn đến mức họ có thể và sẵn sàng giúp bạn chi trả hóa đơn.
Đây là cuộc chơi phụ giúp mở đường cho thành công.
Chất lượng và độ uy tín của các bên cung cấp, cho dù là nguyên vật liệu hay phần mềm chính là chìa khóa cho thành công của bạn. Sẽ tốt hơn nhiều khi tạo lập mối quan hệ với họ và giải quyết các khúc mắc ngay khi công ty của bạn còn nhỏ và đơn giản hơn là tìm ra một vấn đề khi bạn đang sẵn sàng để mở rộng quy mô.
Nếu giải pháp của bạn phù hợp với vấn đề kinh doanh B2B (Doanh nghiệp với doanh nghiệp) mà thị trường đang tìm cách giải quyết, sẽ có những người mau chóng chấp nhận ý tưởng và tạo đầu tư chiến lược cho bạn nếu họ nghĩ có cơ hội nào ở bạn giúp giảm bớt được gánh nặng của họ.
Những nhà đầu tư sớm cung cấp những quan sát thực tế độc nhất và vô giá về những gì đúng và những gì cần phải thay đổi để cải thiện giá trị của giải pháp của bạn đối các thị trường mà bạn dự định thâm nhập. Các công ty này sẽ ít tập trung hơn vào lợi nhuận cuối cùng và quan tâm nhiều hơn đến việc đưa nguyên mẫu ý tưởng của bạn thành bản thử nghiệm.
Startup nào cũng phải bán sản phẩm của mình. Các đội bán hàng trong nhà là thách thức đối với đội ngũ nhân viên và rất khó để quản lý. Trước khi xây dựng đội ngũ bán hàng trực tiếp trong kế hoạch kinh doanh của bạn, hãy khám phá các lựa chọn khác trên mạng, các đại diện của nhà sản xuất hoặc các công ty trong ngành bán giải pháp có thể được tăng cường bởi công ty của bạn.
Tôi đã nhìn thấy vô vàn ví dụ về mối quan hệ sớm nở giữa các công ty mới thành lập với các đối tác chiến lược rồi trở thành những mối quan hệ đặc biệt tồn tại hàng năm trời. Có một điều gì đó rất hấp dẫn khi được là một phần trong sự thành công của một local startup- đặc biệt là khi các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ sân sau của startup đó.
3. TỰ THÂN VẬN ĐỘNG
Trả các hóa đơn bằng cách kiếm tiền từ những đối tác đầu tư sớm và quản lí từng cắc một như thể nó là một tờ đô la là cách hiệu quả nhất để kéo giãn nguồn tài chính của công ty bạn.
Không có gì khan hiếm hơn tiền mặt (có thể là giấc ngủ) khi bạn đang bắt đầu. Bạn càng tự thân vận động ngay từ đầu để có được sự công nhận tốt trên thương trường thì bạn càng dễ dàng tìm được con đường huy động vốn.
Mẹo để bootstrapping:
- Giữ chi phí cố định ở mức tối thiểu:
- Chung nhau tiền dịch vụ và thiết bị văn phòng
- Đặt địa bàn cùng nơi với một công ty khác hoặc chuyển đến một tòa nhà chung của nhiều doanh nghiệp
- Sử dụng máy tính và máy chủ sẵn có
- Trì hoãn mua vốn
- Nghỉ thay vì mua thêm
- Đàm phán các khoản phí và điều khoản với tất cả các nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp
- Đối xử với chi phí phát sinh như bạn đang chi tiêu bằng tiền của mình, mà bạn là:
- Tìm kiếm các điều khoản tín dụng thương mại với các nhà cung cấp chính
- Tiết kiệm hàng nghìn đô cho khoản di chuyển bằng cách lập lịch trình thông minh hoặc làm hội thảo trực tuyến
- Thuê các thực tập sinh từ các doanh nghiệp địa phương hoặc các trường thiết kế
4. THEO ĐUỔI VỐN TẬP TRUNG
Tài trợ, mời thầu và RFP có thể không phù hợp với mọi công ty nhưng hãy chắc chắn rằng nó không phải là lựa chọn đúng trước khi bạn nói "không". Một số ngành công nghiệp, như công nghệ sinh học, đặc biệt dễ nhận khoản trợ cấp liên bang.
Và đừng quên nhìn vào sân sau của bạn. Ngày càng có nhiều thành phố, vùng và bang có chương trình hoặc khoản vay cho các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh với lãi suất thấp.
Điểm mạnh của những nguồn vốn này nằm ở chỗ là một startup có thể có đủ điều kiên để nhận những khoản tiền lớn, đó sẽ là một cột mốc thúc đẩy quan trọng, và cũng chính là vấn đề bạn phải suy nghĩ để sử dụng nguồn tiền có hiệu quả
5. KẾT HỢP VỐN VỚI CÁC CỘT MỐC
Có quá nhiều vốn cũng tệ hệt như việc có quá ít. Việc khớp các yêu cầu về vốn với các mục tiêu có thể đạt được sẽ giúp công ty tránh phải từ bỏ quyền sở hữu trước khi bị buộc phải làm thế.
6. THIẾT LẬP MỘT DÒNG TÍN DỤNG
Ngay cả khi bạn không sử dụng nó, các ngân hàng sẽ trả lời bạn ngay khi một trong những đối thủ cạnh tranh của họ để mắt tới bạn.
Không có con đường nhanh chóng nào để tìm nguồn tài trợ giai đoạn đầu, nhưng với chiến lược vốn phù hợp và tập trung tự lực, tự cường, những entrepreneur có thể tránh khỏi thảm cảnh tự bắn vào chân mình.