Dưới đây sẽ là bài viết tổng hợp tất tần tật những kinh nghiệm mở shop quần áo cho những ai có niềm đam mê kinh doanh quản lý cửa hàng thời trang, quần áo và với những người thực sự có tâm huyết đem đến những bộ cánh đẹp nhất cho khách hàng.
Bước đầu chuẩn bị
Làm việc gì cũng vậy thôi, có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng sẽ giúp bạn quản lý chặt chẽ hơn công việc của mình và có những bước xử lý kịp thời khi vấn đề phát sinh. Và trong kế hoạch kinh doanh shop thời trang của mình, bước đầu chuẩn bị sẽ phải trả lời được những câu hỏi sau:
Bán cho đối tượng nào?
Theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước thì điều không nên làm đó là tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng với mong muốn đa dạng nguồn thu. Bởi một sự thật nghiệt ngã là bạn hoàn toàn không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi, và dù khiếu thời trang của bạn đến đâu thì cũng sẽ dễ dàng tạo nên một kho hàng tồn nếu như nó không hợp với thị hiếu khách hàng.
Vì vậy bạn cần phải xác định mình sẽ mở kinh doanh shop thời trang nam hay nữ, bán cho sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng thu nhập cao hay trung bình. Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này, cách trang trí shop quần áo,…
Kinh nghiệm mở shop quần áo khi tìm nguồn hàng
Muốn mở shop quần áo lấy hàng ở đâu bây giờ?
Kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu?
Nếu bạn ở Miền Bắc mà chưa biết mở shop quần áo lấy nguồn hàng ở đâu, hãy đầu tư thời gian 1 hoặc 2 lần/tháng để qua bên Quảng Đông hoặc Quảng Châu để lấy hàng. Đến tận nơi thì bạn chỉ việc chọn lựa hàng, sau đó sẽ có dịch vụ để đưa hàng về nước cho bạn. Đương nhiên là sẽ rất mệt mỏi, và nhiều chi phí phát sinh, nhưng ưu điểm ở đây đó là đảm bảo không đụng hàng, mà hàng càng độc càng lạ càng không ai biết thì lại được các “thượng đế” ưa chuộng. Nếu không bán được hàng, bạn có thể chào bán lại cho những bạn muốn thử sức kinh doanh thời trang khác một cách dễ dàng
Nếu bạn có tay nghề, kỹ năng và tính thẩm mỹ cao thì việc tự thiết kế và cắt may là nguồn hàng phù hợp nhất cho kinh doanh shop thời trang của mình. Đó là chưa kể đến sẽ thuận lợi như thế nào nếu như bạn đã tham gia một lớp học may, học thời trang để phục vụ cho công việc kinh doanh của mình
Một cách thường thấy đó là bạn “vi hành” trực tiếp đến tận các xưởng sản xuất hoặc nhà máy sản xuất ở Việt Nam để chọn lựa hàng. Công đoạn này sẽ mất kha khá thời gian nhưng đó sẽ là công việc cần thiết nếu như bạn không muốn tồn hàng.
Bạn cũng có thể lấy lại hàng của các đại lý, tuy nhiên, các đại lý thực ra cũng lấy sỉ ở các nhà máy hoặc Trung Quốc với số lượng cực lớn nên bạn lại phải thanh lọc thêm 1 lần nữa.
Ngoài ra trong bài viết Mách bạn nguồn hàng quần áo giá rẻ dưới 50k từ Bắc vào Nam chúng tôi cũng đã từng chia sẻ chợ đầu mối chuyên bán sỉ đồ thời trang với cực thấp, có thể giải quyết được thắc mắc của bạn kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu.
Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn?
Dù cho số vốn cho đợt lấy hàng đầu tiên của bạn là bao nhiêu thì lời khuyên của những người có kinh nghiệm mở shop thời trang là dành ra con số 50% sẽ hợp lý nhất. Bạn đừng mạo hiểm với chiêu thức “được ăn cả, ngã về không” nhé, sẽ đói đấy. Ngoài ra trong các khoản chi phí mở shop quần áo bạn còn phải chuẩn bị vốn dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra với hoài bão kinh doanh của mình nữa. Chi tiết hơn chúng tôi đã phân tích kĩ trong bài Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn? bạn có thể đọc thêm để tham khảo nhé!
Giải đáp thắc mắc cần bao nhiêu vốn để mở shop quần áo
Trang trí shop quần áo như thế nào để thu hút khách hàng?
Mặt bằng: Bạn sẽ lựa chọn một cửa hàng rộng khoảng bao nhiêu mét vuông? Hay đơn giản chỉ là shop bán hàng online? Tùy vào mô hình kinh doanh shop thời trang mà bạn sẽ có chi phí đầu tư ban đầu phù hợp. Đây là khoản chi phí mở shop quần áo cố định lớn nhất mà bạn phải đầu tư, vì vậy cần phải cân nhắc thật kĩ
Thiết kế nội thất: giá kệ thời trang , móc treo, ánh sáng (yêu cầu phải bắt mắt và tập trung vào khu trưng bày sản phẩm, càng long lanh càng tốt. Tiếp theo là bàn thu ngân, máy tính và thiết bị bán hàng (bạn nên có để có thể quản lý hàng hóa, xuất nhập, lãi lỗ mà không phải mất công bỏ ra 1 vài tiếng cuối ngày để kiểm kê hàng hóa, tiền long, hàng tồn… ). Đôi khi nhờ có thiết bị này mà bạn có thể yên tâm đi kinh doanh hay làm các việc khác. Shopping chẳng hạn, vì đơn giản bên cạnh bạn có điện thoại hay ipad. Có thể truy cập hệ thống bán hàng từ xa, hệ thống camera an ninh từ xa.
Thiết bị an ninh: bao gồm camera quan sát bước này thực ra phòng là chính vì khách hàng có tâm lý đề phòng khi nhìn thấy hệ thống an ninh của mình tốt. Riêng với các hàng cao cấp bạn nên có cổng từ an ninh trang bị thiết bị này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc mất hàng, trên mỗi sản phẩm của chúng ta đều có gắn chip từ báo động.
Thiết kế ngoại thất: Băng rôn quảng cáo biển hiệu, in 1 số hình ảnh về thời trang treo trên từng khu vực sản phẩm cho sinh động.
Sẵn sàng hàng hóa trên kệ bán
Sau khi bạn nhập hàng về, bạn cần phân loại hàng hóa và nhập hàng vào hệ thống bán hàng, dán mã vạch cho các sản phẩm để đảm bảo thanh toán tự động cho khách hàng.
Chuẩn bị cho ngày khai trương
Chương trình khuyến mãi, cờ đuôi nheo nếu có thể treo được, không thể thiếu âm nhạc, cái món này giúp người xung quanh chú ý. Mà nên mở vừa phải thôi không lại khuấy động cả công an phường nhé. Ngoài ra bạn cũng phải đẩy mạnh các chiến dịch tiếp thị để khách hàng biết tới ngày đặc biệt này của shop, ví dụ như phát tờ rơi, gửi email marketing, chạy quảng cáo facebook,…
Trên đây là những kinh nghiệm mở shop quần áo mà chúng tôi đã tham khảo và tổng hợp lại. Để tìm hiểu rõ hơn các bước chi tiết bạn có thể đọc thêm những bài viết dưới đây: