CHÚNG TA KHÔNG THUỘC VỀ NHAU: “ PHÓNG TÁC” HAY” ĐẠO NHẠC”

“CHÚNG TA KHÔNG THUỘC VỀ NHAU”: “ PHÓNG TÁC” HAY” ĐẠO NHẠC”

 

Chắc ai đó sẽ về, Chàng trai năm ấy, Sơn Tùng M-TP

Những ngày vừa qua, MXH bỗng dưng sôi nổi với chủ đề “ đạo nhạc” của ca sĩ Sơn Tùng. Theo con số từ kênh 14.vn vừa cập nhật vào ngày 5/8/2016 vừa qua thì sau 2 ngày ra mắt bài hit mới “ Chúng ta không thuộc về nhau” đã đạt con số khủng. Hơn 6,4 triệu lượt view, 160.000 lượt like, 112.000 lượt dislike. Có thể nói, Sơn Tùng là 1 ca sĩ “ hiếm có” của Vbig vì thu hút được cả lượng khủng fan và anti. Việc 2 ca khúc “ Chúng ta không thuộc về nhau” và “ We don’t talk anymore” có giai điệu na ná giống nhau tạo ra 2 luồng ý kiến trái chiều.Vậy bài hit mới của Sơn Tùng có hay không  “đạo nhạc”.

Theo khoản 8, điều 4 Luật SHTT 2005 “ Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên…”.

Tác phẩm phóng tác là tác phẩm phỏng theo một tác phẩm đã có nhưng sáng tạo về mặt nội dung, tư tưởng,….làm cho nó mang một sắc thái hoàn toàn mới”.

Việc ca khúc mới của Sơn Tùng có giai điệu giống “ We don’t talk anymore” của Charlie Puth nhưng về phần nhịp độ, lời bài hát khác nhau. Đây có được xem là sáng tạo về mặt nội dung, tư tưởng không? Chỉ với nhịp độ, lời bài hát khác nhau chưa đủ để nói lên sự sáng tạo của Sơn Tùng trong ca khúc này được, bởi đây là 2 ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau không thể so sánh được. Thế nhưng việc giai điệu giống nhau cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định “ đạo nhạc” vì vòng hòa âm này là vòng hòa âm phổ biến, được rất nhiều người sử dụng. Và hiện nay cũng chưa có luật nào quy định cụ thể về vấn đề “ đạo nhạc” là như thế nào. Vì thế, việc khẳng định bài hit mới của Sơn Tùng là “ phóng tác” hay “ đạo nhạc” vẫn chưa đủ cơ sở. Chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan  và đưa ra kết luận khi có đầy đủ cơ sở nhất. Tránh tình trạng nhìn nhận vấn đề 1 cách phiến diện, chủ quan cá nhân mà làm tổn hại đến danh dự, uy tín của người khác.

Tuy nhiên, nếu ca khúc của Sơn Tùng được xem là tác phẩm “ phóng tác” thì có được bảo hộ theo Luật SHTT không?

Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo khoản 1 điều này nếu không gây  phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”- khoản 2 điều 14 Luật SHTT 2005.

Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, tác giả Charlie Puth của “ We don’t talk anymore” vẫn chưa lên tiếng. Như vậy, việc có gây phương hại đến quyền tác giả của Charlie Puth vẫn chưa xác định được. Do đó, “ Chúng ta không thuộc về nhau” của Sơn Tùng vẫn chưa có kết luận cuối cùng.