Nghi vấn 06 nhãn hiệu nổi tiến Việt Nam được bình chọn hay lựa chọn ?

Việc được công nhận, bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và sử dụng rộng rãi là nhu cầu cấp thiết của DN. Đối với DN Việt Nam, nhu cầu này thường gắn với việc khẳng định uy tín, chất lượng của các thương hiệu Việt. Đối với DN nước ngoài, nhu cầu này còn gắn với mong muốn đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Trong thời gian vừa qua cộng đồng mạng xã hội đang xôn xao 6 “Nhãn hiệu nổi tiếng”, trong đó có nhiều câu hỏi và sự hoài nghi về sự nổi tiếng đối với một số nhãn hiệu.

Theo tìm hiểu của VietnaFinance, có 8 thương hiệu tham gia dự án Nhãn hiệu nổi tiếng, trong đó có 5 thương hiệu trong nước và 3 thương hiệu nước ngoài. 

Sau khi nghiên cứu, đối chiếu, Ban tổ chức đã lựa chọn và công nhận 6 nhãn hiệu nổi tiếng gồm: Vinamilk, IKEA, Vinacafe, Nike, Petrolimex, Phạm và Liên Danh. Như vậy, việc công nhận và trao giải Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam không phải qua bình chọn, khảo sát mà được "lựa chọn".

IMG_4453Ông Trương Hồng Dương- Chánh thanh tra Bộ KH&CN và ông Seth Hays, Trưởng đại diện INTA khu vực Châu Á Thái Bình Dương trao giấy Chứng nhận nhãn hiệu nổi tiếng cho các DN

 

Được biết, dự án bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam nằm trong khuôn khổ Bản ghi nhớ được Bộ Khoa học và Công nghệ và Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế (INTA) ký ngày 24/3/2015 về “Xây dựng, triển khai các hoạt động phối hợp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ”.

Bản ghi nhớ nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá, thu thập và tổng hợp thông tin, ý kiến từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, chủ sở hữu nhãn hiệu, các doanh nghiệp và đại diện sở hữu công nghiệp về những vướng mắc trong việc thi hành các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan tới việc công nhận, bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Đồng thời, hình thành hệ thống căn cứ lý luận và thực tiễn cho những đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về nhãn hiệu nổi tiếng.

Để được công nhận trở thành nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, ban dự án đưa ra 5 tiêu chí đánh giá bao gồm: Mức độ biết đến hoặc công nhận nhãn hiệu của một bộ phận công chúng có liên quan; thời gian, quy mô và khu vực địa lý của bất kỳ hoạt động nào sử dụng, quảng bá hình ảnh nhãn hiệu; thời gian và khu vực địa lý mà nhãn hiệu đã đăng ký hoặc đã được nộp đơn đăng ký; hồ sơ thực thi thành công quyền độc quyền nhãn hiệu và giá trị gắn liền với nhãn hiệu.

Như vậy sau hơn 10 năm kể từ khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời, Việt Nam đã có 6 nhãn hiệu chính thức được công nhận và đưa vào danh mục nhãn hiệu nổi tiếng.

 

KeyCite VietNam