Trách nhiệm của TikTok – khi TikToker “ảo tưởng sức mạnh” nên bị tẩy chay

Theo chuyên gia, người dùng Internet nên tẩy chay những nội dung rác trên TikTok hiện nay. Về phía chủ kinh doanh, họ cũng hoàn toàn có quyền lực đối với TikToker gây náo loạn ở quán mình. Tuy nhiên, sự ảo tưởng quyền lực của những người làm nội dung hiện nay một phần đến từ người dùng. Cho nên, mỗi người dùng mạng xã hội nên tỉnh táo và sáng suốt trong việc tiếp nhận thông tin được người dùng khác chia sẻ một cách khách quan, có kiểm chứng.

Trách nhiệm của các TikTok Trách nhiệm của các TikTok.

Trách nhiệm của TikTok

Luật sư cho biết theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, TikTok là một mạng xã hội, cụ thể là bên trung gian, cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng nơi để lưu trữ, đăng tải, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ các hình ảnh, clip ngắn.

TikTok có chính sách riêng được công khai về vấn đề kiểm duyệt và không cho phép đăng tải clip “theo cách có thể tạo ra xung đột lợi ích chẳng hạn như kinh doanh các đánh giá với những người dùng khác hoặc viết hoặc chào mời các đánh giá giả mạo” hoặc không cho phép đăng tải bất cứ tài liệu nào “bêu xấu và bắt nạt, hoặc cố ý quấy rối, gây hại, gây thương tổn, dọa nạt, làm đau khổ, làm xấu hổ hoặc gây phiền muộn cho người khác”.

Người dùng có thể sử dụng chức năng báo cáo với nền tảng khi phát hiện các video vi phạm chính sách. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng sự ảo tưởng quyền lực của những người làm nội dung hiện nay một phần đến từ người dùng. Phản ứng của người xem mới là yếu tố then chốt quyết định đến sự lan rộng hay thu hẹp của việc ảo tưởng quyền lực mạng.

Chính vì vậy, để hạn chế việc lạm dụng quyền lực mạng để tấn công người khác và làm sạch hơn môi trường Internet, đặc biệt là mạng xã hội, luật sư cho rằng mỗi người dùng mạng xã hội nên tỉnh táo và sáng suốt trong việc tiếp nhận thông tin được người dùng khác chia sẻ một cách khách quan, có kiểm chứng.

“Về phía các cơ sở kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp luôn được pháp luật bảo vệ. Do đó, họ cũng hoàn toàn có “quyền lực” đối với reviewer vi phạm, bằng việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc khởi kiện dân sự yêu cầu cải chính, bồi thường thiệt hại hoặc tố giác tội phạm đến các cơ quan điều tra.

Ngoài ra, tôi cũng hy vọng các reviewer và người dùng mạng xã hội có cái nhìn đúng đắn về hành vi sử dụng mạng xã hội của mình để tránh phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý do sự thiếu hiểu biết của bản thân”, luật sư nói.

Trách nhiệm của các TikTok Trách nhiệm của các TikTok.

Cụ thể, theo Điều 101, 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, các cá nhân cung cấp (reviewer), chia sẻ (người dùng chia sẻ các video vi phạm) thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt đến 10 triệu đồng đối với từng hành vi vi phạm của mình.

Đồng thời với việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt như trên, các cơ sở kinh doanh có quyền khởi kiện dân sự yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin sai sự thật, buộc các reviewer đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại theo Điều 34 Bộ luật dân sự.

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ở đây bao gồm chi phí để khắc phục thiệt hại (chi phí đăng báo, tin tức cải chính…) do clip của các reviewer gây ra, thu nhập của quán bị mất/giảm sút (so với trước khi clip được đăng tải), các thiệt hại khác bao gồm thiệt hại về tinh thần của chủ quán và các nhân viên làm việc khi phải nhận những nhận xét mang tính công kích, xúc phạm của cộng đồng mạng.

Đặc biệt, nếu những hành vi đưa thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc của các reviewer mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (các cá nhân hoặc cơ sở kinh doanh) còn có thể bị xử lý hình sự với tội vu khống với tình tiết tăng nặng là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để phạm tội. Theo đó, người phạm tội có thể bị áp dụng khung hình phạt là phạt tù 1-3 năm (khoản 2 Điều 156 BLHS).

Theo Zingnews.vn
Tác giả: Thiên Nhi

Nguồn: https://zingnews.vn/cac-tiktoker-ao-tuong-suc-manh-nen-bi-tay-chay-post1344382.html